Đối tượng dự thi là gì trong sơ yếu lý lịch và cách viết chuẩn xác

1. Giải thích ý nghĩa của “đối tượng dự thi” trong sơ yếu lý lịch

“Đối tượng dự thi” là một khái niệm có nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng khi nói tới sơ yếu lý lịch, nó sẽ được hiểu như thế nào?

Trong sơ yếu lý lịch, “đối tượng dự thi” đề cập đến những người đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông và muốn dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hoặc những đối tượng muốn nhập học đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định “đối tượng dự thi” cho cả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng chung vào một nhóm.

Đối tượng dự thi cũng có thể là những người đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông nhưng chưa tốt nghiệp.

Phần “đối tượng dự thi” trong sơ yếu lý lịch là nơi những cá nhân điền thông tin về đối tượng dự thi của mình. Đây là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, nhập học, v.v. Phần này cũng là một trong những yếu tố được xét tiêu chuẩn ưu tiên trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Vì vậy, từ những ý nghĩa trên, chúng ta có thể thấy “đối tượng dự thi” trong sơ yếu lý lịch chỉ nên được viết cho những đối tượng đang là học sinh, sinh viên hoặc bất kỳ ai chuẩn bị tham gia các kỳ thi quan trọng.

Xem thêm: Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch

2. Ý nghĩa của “đối tượng dự thi” trong sơ yếu lý lịch

Việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch là rất cần thiết và quan trọng mỗi khi chúng ta chuẩn bị đi xin việc, nhập học hoặc tham gia các kỳ thi. Tuy nhiên, so với sơ yếu lý lịch đi xin việc thì sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên có những điểm khác biệt. Sơ yếu lý lịch này có phần “đối tượng dự thi” để những người viết sơ yếu lý lịch có thể điền thông tin khi đăng ký tuyển sinh vào các trường đại học để có thêm thông tin quan trọng về việc nhập học và tham gia thi cử.

Khi đã điền đúng thông tin về “đối tượng dự thi” vào sơ yếu lý lịch, các tổ chức, cơ quan liên quan sẽ biết được thí sinh thuộc đối tượng nào và từ đó có thể đánh giá và phân loại đối tượng dự thi chính xác.

Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch nhập học

3. Cách ghi “đối tượng dự thi” vào sơ yếu lý lịch

3.1. Vị trí của “đối tượng dự thi” trong sơ yếu lý lịch?

Sơ yếu lý lịch có nhiều phần nội dung khác nhau và được chia thành từng phần cụ thể. Vậy, “đối tượng dự thi” sẽ nằm ở phần nào trong sơ yếu lý lịch?

Trong sơ yếu lý lịch, “đối tượng dự thi” sẽ nằm trong phần kê khai thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên. Mục “đối tượng dự thi” sẽ đứng sau phần thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch.

3.2. Hướng dẫn viết “đối tượng dự thi” trong sơ yếu lý lịch

Khi viết “đối tượng dự thi” vào sơ yếu lý lịch, bạn sẽ dựa trên thông báo dự thi để điền. Đây cũng là “đối tượng ưu tiên” trong sơ yếu lý lịch. Nếu bạn không thuộc vào bất kỳ “đối tượng dự thi” nào, hãy để ô trống phần này trong sơ yếu lý lịch. Phần “đối tượng dự thi” sẽ được biểu thị bằng hai chữ số.

3.2.1. Đối tượng dự thi nhóm ưu tiên số 1

Nhóm ưu tiên này bao gồm:

– Công dân Việt Nam là dân tộc thiểu số có địa chỉ hộ khẩu trên 18 tháng ở các khu vực vùng dân tộc, miền núi, các xã ven biển, hải đảo trong thời gian học trung học phổ thông hoặc trung cấp. Nếu thuộc vào nhóm này, bạn sẽ ghi “01” là “đối tượng dự thi” của mình.

– Nếu bạn là công nhân trực tiếp và làm việc liên tục trên 5 năm và có ít nhất 2 năm thi đua được khen thưởng, hãy ghi “02”.

– Các thương binh, bệnh binh, quan nhân, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đã từng có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại các khu vực quy định hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự theo quy định, hãy ghi “03”.

– Con của những đối tượng như: thương binh, liệt sĩ, con đối tượng bị suy giảm khả năng lao động, người lao động kháng chiến nhiễm chất độc da cam, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người hoạt động kháng chiến,… Tất cả những người thuộc vào nhóm đối tượng này, hãy ghi “04” là “đối tượng dự thi” của mình.

3.2.2. Đối tượng dự thi nhóm ưu tiên số 2

Nhóm này bao gồm:

– Thanh niên xung phong, các quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được cử đi học. Các đối tượng chỉ huy trưởng, chỉ huy phó ban, thôn đội trưởng, trung đội trưởng, dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trên 12 tháng. Tất cả những người này, hãy ghi “05” là “đối tượng dự thi” của mình.

– Công dân Việt Nam là dân tộc sống ngoài khu vực quy định. Con của những đối tượng được hưởng chính sách như thương binh, con đối tượng hoạt động cách mạng kháng chiến bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%. Con đối tượng kháng chiến bị tù đày,… Hãy ghi “06” là “đối tượng dự thi” của mình.

– Người khuyết tật, người lao động ưu tú, giáo viên từng giảng dạy trên 3 năm; trung cấp dược, điều dưỡng viên, y sĩ có công tác trên 3 năm khi thi vào ngành sức khỏe, hãy ghi “07” là “đối tượng dự thi” của mình.

3.3. Lưu ý khi viết đối tượng ưu tiên vào sơ yếu lý lịch

Việc viết “đối tượng ưu tiên” vào sơ yếu lý lịch rất quan trọng và cần thiết. Đây là phần không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên. Để phần này chính xác nhất, bạn cần chú ý những điều sau:

– Xác định đúng “đối tượng ưu tiên” và ghi đúng số ký hiệu dự thi của mình. “Đối tượng ưu tiên” này cần phải viết đúng theo phiếu báo dự thi của thí sinh. Nếu viết sai hoặc thiếu trung thực, bạn sẽ bị áp dụng các quy định nghiêm ngặt.

– Khi điền thông tin về “đối tượng dự thi”, cần dùng chữ số. Nếu thuộc vào nhóm đối tượng đã được nêu ở trên, bạn cần nộp thêm giấy tờ để chứng minh mình thuộc đối tượng ưu tiên đó, nhằm có lợi thế khi nhập học và tuyển sinh đại học sau này. Còn nếu không thuộc vào bất kỳ đối tượng ưu tiên nào, hãy để trống phần này.

– Không được xóa phần “đối tượng dự thi” trong sơ yếu lý lịch. Nếu bạn viết sai thông tin, cần thay bằng một bản sơ yếu lý lịch khác để đảm bảo tính chính xác. Ngoài ra, các phần khác trong sơ yếu lý lịch cũng cần phải viết đầy đủ và rõ ràng.

– “Đối tượng dự thi” là cơ sở để tính điểm ưu tiên khi có kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học. Vì vậy, khi viết “đối tượng dự thi”, bạn cần xác định chính xác mình thuộc nhóm nào để ghi vào sơ yếu lý lịch của mình.

Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn

Trên đây là định nghĩa “đối tượng dự thi” trong sơ yếu lý lịch và cách viết đúng chuẩn. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể xác định mình thuộc “đối tượng dự thi” nào và hoàn thiện hồ sơ một cách chính xác.

Related Posts