Suy thoái (Recession) là gì? Nguyên nhân của suy thoái kinh tế

Suy thoái – Khái niệm

Suy thoái còn được gọi là Recession trong tiếng Anh.

Suy thoái kinh tế là thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế nói chung trong một khu vực cụ thể.

Tình trạng suy thoái kinh tế thường được xác định sau khi có hai quý liên tiếp có sự suy giảm về hoạt động kinh tế, chủ yếu dựa vào chỉ số GDP kết hợp với các chỉ số hàng tháng khác như việc làm.

Suy thoái kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất công nghiệp, việc làm, thu nhập thực tế và thương mại.

Nguyên nhân của suy thoái

Có nhiều học thuyết kinh tế đã cố gắng giải thích nguyên nhân và cách một nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng sang suy thoái tạm thời. Những học thuyết này có thể được phân loại theo các yếu tố kinh tế thực tế, tài chính hoặc tâm lý. Một số học thuyết còn kết nối các yếu tố này với nhau.

Một số nhà kinh tế tin rằng những thay đổi cấu trúc ngành và sự tiến hóa thực tế của ngành là các yếu tố quan trọng giải thích nguyên nhân và cách thức suy thoái kinh tế xảy ra. Ví dụ, khi giá dầu tăng cao do khủng hoảng chính trị, chi phí sản xuất trong nhiều ngành cũng tăng, hoặc khi có công nghệ mới hoán đổi toàn bộ các ngành cũ.

Thuyết Chu kỳ Kinh doanh là ví dụ tốt nhất cho các học thuyết này, giải thích suy thoái là phản ứng tự nhiên của thị trường khi gặp các sự kiện tiêu cực không thể dự đoán trước trong nền kinh tế.

Một số học thuyết khác cho rằng suy thoái phụ thuộc vào các yếu tố tài chính. Những học thuyết này tập trung vào tình trạng tín dụng và rủi ro tài chính trong giai đoạn trước và trong suy thoái kinh tế.

Có các học thuyết dựa trên tâm lý học nhìn vào sự biến động quá mức của thị trường trong thời kì phục hồi kinh tế hoặc tâm lý tiêu cực trong suy thoái.

Học thuyết kinh tế của Keynes là một ví dụ điển hình, vì nó cho thấy một khi suy thoái bắt đầu, vì bất kỳ lý do nào, tâm lý tiêu cực của những người tham gia thị trường dẫn đến giảm thu nhập và sự suy giảm chi tiêu.

(Theo investopedia.com)

Related Posts